Cách pha mắm tôm ngon

9:30 AM Add Comment
Mắm tôm là một gia vị phổ biến của người Việt. Mắm tôm có thể dùng để ướp, nấu, nướng, pha nước chấm. Mắm tôm là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể pha được một bát mắm tôm ngon. Bí Ngô sẽ hướng dẫn các bạn cách pha một bát mắm tôm như ý.

Nguyên liệu:
Mắm tôm: 2 thìa
Chanh: 1 quả
Đường trắng: 2 thìa
Bột ngọt: ½ thìa cà phê
Tỏi băm: 1 thìa
Rượu trắng: ½ thìa cà phê
Ớt tươi thái lát (hoặc ớt xay): 1 quả
Món ăn ngon: mắm tôm
Pha mắm tôm ngon thì phải sủi tăm ...
Pha chế:
Để pha được bát mắm tôm như ý các bạn chú ý, chọn loại mắm tôm ngon nhé. Mắm tôm ngon thì đặc và nhìn hơi có ánh xanh các bạn nhé.

_ Với mắm tôm để chấm bún đậu: thì với các nguyên liệu như trên, các bạn cho vào bát, đánh bông lên, sau đó gạn sang một bát khác, bỏ phần bã đi, cho thêm tỏi + ớt và một thìa dầu chiên đậu là ok.

_ Với những người không ăn được mắm tôm sống thì các bạn có thể chưng trước khi sử dụng. Để chưng mắm tôm thì các bạn chỉ cần cho dầu vào chảo, thả thêm một củ hành khô thái lát, phi vàng rồi cho mắm vào chưng, sau đó để cho nguội bớt rồi pha bình thường nhé. Chưng mắm cũng rất thú vị, vì nó có mùi thơm đặc trưng, rất quyến rũ trong những ngày đông giá rét.
Bún đậu mắm tôm
Món ăn ngon:  chân giò nấu giả cầy
Lợn nấu giả cầy không thể thiếu mắm tôm
Món ăn ngon: chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng cũng thế ...
Món ăn ngon: Canh rau nấu suông
Canh suông sẽ dậy mùi hơn với một chút mắm tôm!

» Cách làm Muối tiêu chanh
» Cách làm muối ớt 
» Cách làm mỡ tỏi 
» Cách làm mỡ hành

Những phần thịt ngon của bò

10:58 AM Add Comment
Cùng với gà và lợn, bò là loài vật được con người thuần dưỡng từ khá sớm. Bò được để sử dụng sức kéo, lấy sữa và thịt. Thịt bò có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như nướng, lẩu, xào... ở Việt Nam bò 7 món là món ăn được nhiều người yêu thích và khá nổi tiếng. Kĩ thuật chế biến thịt bò phụ thuộc vào việc phân loại và lựa chọn các phần thịt tương ứng.

» Bò cuốn lá lốt
» Bò nhúng dấm
» Thịt bò xào nấm kim châm 
 
Một con bò gồm hai bên, chia tách bằng xương sống. Mỗi bên lại có thể chia làm đôi tính từ phần xương sườn thứ 12 và 13, gồm phần tư phía trước và phần tư phía sau. Những phần mềm, dễ cắt nhất của con bò như xương sườn và thịt thăn nằm ở xa nhất tính từ sừng và móng. Ngược lại, cơ vai và cơ chân là những bộ phận phải vận động khá nhiều nên thường dai hơn.

Bằng những nhát cắt đầu tiên, người ta có thể chia con bò thành nhiều phần chính. Những phần này lại có thể được chia tiếp thành những phần khác nhỏ hơn hay xắt ra thành từng miếng. 
 
Xin giới thiệu với bạn đọc những phần cắt từ thịt bò theo cách phân loại của người Mỹ. Bên cạnh đó là các món ngon, dễ chế biến từ thịt bò. Trước tiên, hãy nhìn những bộ phận chính của con bò ở phần tư phía trước:

Mon ăn ngon tư thịt bo
Nạc vai (beef chuck): Nạc vai là phần nằm giữa nách, xương vai và chân phía trên. Thịt nạc vai thường dai vì gồm nhiều mô nối. Tuy nhiên, chính điều này đã làm thịt nạc vai được ưu tiên lựa chọn khi làm những món hầm như bò hầm và nướng. Do thịt nạc vai có nhiều mỡ nên có thể sử dụng để chế biến thành bò xay (ground beef) mà bạn có thể thấy tại các tiệm thịt và siêu thị.

Các tiệm fastfood như McDonald’s hay Burger King… thường sử dụng loại thịt này trong các loại burger. Vì thế, phần thịt này còn được gọi là burger meat.

Sườn (beef rib): Trước tiên, những xương sườn nằm ở giữa sẽ được dùng để chế ra các món sườn nướng truyền thống (thỉnh thoảng được cho là món sườn bò đút lò). Loại xương này là nguyên liệu để chế biến các món ăn quen thuộc như món bò hầm kiểu Pháp. Xương sườn giữa khá mềm nên cũng thích hợp để làm các món chiên, nướng.

Tại các tiệm thịt của người Việt hay Á châu tại Australia, sườn bò thường được bán theo dây (sườn bò) và tính ký. Sườn bò thường rẻ hơn sườn heo.

Ức (beef brisket): Ức bò hay nạm bò là những phần thịt có lẫn gân, hay được gọi với tên dân dã là "bạc nhạc". Khi ninh nhừ thì sẽ gọi là nạm. Ức bò khá dai, thường dùng để hầm hay làm món thịt bò muối.
Phần nhiều mỡ và gân hơn thường được gọi là gàu. Phần này luôn xuất hiện trong tô phở Việt.

Thịt ba chỉ (beef plate): Là phần thịt tại cơ hoành (bụng trước) của con bò, ngay dưới phần xương sườn (rib cut). Còn được gọi là short plate, gồm các xương sườn cụt và các miếng skirt steak. Loại thịt này thường dùng để làm món carne asada (salad thịt nướng, một món ăn Mexico rất phổ biến ở Nam Mỹ và miền Bắc Mexico). Phần thịt này có sụn nên hầm cũng rất ngon.

Phần này cùng với brisket và flank cũng được dùng để làm bò xay.

Thịt chân giò / thịt bắp (beef shank): Chân giò của bò thường dai và có nhiều mô nối. Chân giò của bò thường dùng làm các món ăn Ý hảo hạng như món osso buco (được chế biến bằng cách ninh những khúc thịt phía ngay trên móng với các nguyên liệu như cà chua, vỏ cam, cần tây, hạt tiêu…).

Người Việt còn chia thịt bắp của chân trước và chân sau. Bắp rùa là phần bắp nhỏ xíu, nằm giữa lõi cái bắp đùi to ở chân sau con bò. Còn bắp hoa là cái bắp nhỏ nằm ở chân trước của con bò. Nhiều người sành ăn thì bảo bắp rùa mềm hơn bắp hoa. Các tiệm thịt ở Việt Nam bán bắp rùa mắc hơn bắp hoa.

Đó là phần tư phía trước. Còn đây là những phần chính ở phần tư phía sau của một con bò:

Thịt thăn vai (beef short loin): Lưng bò là nơi cho chúng ta những miếng ngon nhất, gồm thăn phi lê có xương hình chữ T (T-bone steak) hay Porterhouse steak hoặc cũng như thịt thăn viền mỡ strip steak. Phần thịt này nướng lò (dry-heat cooking) là ngon nhất.

Thịt thăn ngoại (beef sirloin): Cũng là một loại thịt mềm, thịt thăn ở phần này là lựa chọn tốt nhất để làm các món nướng và các món ăn dùng trong barbecue (tiệc ngoài trời).

Thịt thăn nội (beef tenderloin): Đây có thể được xem là phần ngon nhất của một con bò. Thịt thăn nội được cắt ra từ phần lưng phía trong của bò, đặc biệt là ở phần cuối thắt lưng. Loại thịt này rất thích hợp để chế biến món bít tết dày Chateaubriand và chỉ nên dùng để làm các món khô như hấp hay nướng vỉ.

Thịt hông/thịt bò sườn (beef flank): Dù thịt hông thường được dùng để nướng nhưng cách chế biến này có thể khiến nó trở nên dai hơn. Đó là lý do tại sao thịt hông thường được ướp trước. Thích hợp hơn cả là dùng thịt hông để làm các món ninh hay bò viên.

Thịt mông (beef ground): Thịt mông gần như chỉ toàn thịt nạc nhưng khá dai vì các cơ chân thường vận động nhiều. Bởi thế, thịt mông chế biến theo cách hầm là thích hợp hơn cả.

Bún đậu mắm tôm

9:57 AM Add Comment
Lại là Bún đậu mắm tôm à!? Cái món ăn thì ngon mà ngửi không thôi thì chạy tóe khói.

Nguyên liệu:
Đậu mơ: 20 miếng, cắt vừa ăn
Mắm tôm ngon
Bún (hợp với món này thì nên chọn bún là nhé)
Ớt, chanh, đường, tỏi xay, rượu trắng
Rau thơm
Dầu ăn

Món ăn ngon: Bún đậu mắm tôm
Cách làm:
Cho dầu ăn ra chảo, đun sôi, thả đậu phụ vào rán đến khi vàng, giòn đều 2 mặt thì vớt đậu phụ ra cho ráo dầu.

Cho chút  chanh + đường + 1 thìa dầu ăn (vừa chiên đậu phụ) vào mắm tôm đánh cho bông. Cho ớt tươi thái lát, chút tỏi băm và vài giọt rượu trắng vào bát mắm tôm.

Cho bún ra đĩa, cắt làm 4 hoặc nhỏ hơn (tùy ý). 

Món này dọn cùng với rau thơm, ăn khi còn nóng.

Bác nào có nhã hứng thì làm thêm vài lạng ba chỉ luộc nữa cho nó “hoành”.

Chúc các bạn thành công với món Bún đậu mắm tôm!

( Xem thêm: Cách pha mắm tôm ngon )

À quên, bác nào tối nay đi chơi với bồ thì chuẩn bị sẵn cây sing-gum đi nhé (hé hé)

Cách làm sữa chua dẻo

9:53 AM Add Comment
Sữa chua dẻomón ăn ngon dễ làm được rất nhiều bạn trẻ ưu thích. Bạn có thể kết hợp với bột ca cao, trái cây để tạo ra những hương vị mới lạ, hấp dẫn cho món ăn.

Nguyên liệu:
- Sữa tươi không đường: 1 lít
- Sữa đặc: ½ hộp
- Sữa chua vinamilk: 1 hộp
- Bột rau câu: 15 g
- Hộp đựng

Món ăn ngon: sữa chua dẻo
Cách làm:
Đổ sữa tươi vào nồi cùng với sữa đặc, đặt lên bếp đun nóng khoảng 60oC.

Cho sữa chua vào,  khuấy đều để hỗn hợp sữa tươi tan hoàn toàn.

Cho tiếp bột rau câu vào nồi sữa, khuấy nhẹ và đều tay cho tan hết.

Múc hỗn hợp sữa vào các hộp nhỏ.

Xếp vào nồi đậy vung rồi ủ lên men (khoảng 8 tiếng) rồi để sữa vào ngăn mát từ 4-5 tiếng.

Dùng dao cắt sữa chua dẻo thành từng miếng. 

Cho đá bào xuống dưới, sữa chua dẻo lên trên, cho thêm hoa quả thái nhỏ, hoặc rắc bột ca cao lên trên và … măm thôi.

Chúc bạn thành công và ngon miệng với sữa chua dẻo !

» Kem caramen mát lạnh ngày hè

Làm món ăn ngon với Súp cua

1:43 PM Add Comment
Súp cua là một món ăn ngon rất dễ làm, quan trọng nhất là ở khâu xuống bột năng. Xuống quá tay thì súp đặc, xuống chưa tới thì súp loãng. Mà súp đặc hay loãng quá đều rất dễ bị vữa, hỏng.

Một bát súp ngon có độ sánh vừa phải, có màu nâu của súp, xanh của rau mùi và vàng của trứng. Mùi thơm ngọt của thịt cua hòa quyện với mùi thơm của dầu vừng, rau mùi, mỡ tỏi, tiêu bắc. Món này có thể dùng để khai vị, hoặc ăn chơi ở nhà.

Nguyên liệu:
Thịt cua: 100g
 Xương gà: 1 kg
Bột năng: 50g
Trứng gà: 1 quả
Gia vị: Muối, đường, dầu vừng, tiêu, rau mùi, mỡ tỏi

Làm món ăn ngon: Súp cua
Cách làm:
Xương gà rửa sạch, trụng qua nước sôi, xả lại nước lạnh cho hết bọt, tạp chất.

Nấu 3 lít nước sôi, thả xương gà vào ninh lấy nước dùng. Nấu nhỏ lửa đến khi còn khoảng 1,5 lít nước. Vớt bỏ xương gà, lược lấy nước trong.

Bột năng hòa tan.

Trứng gà đánh tan.

Nước dùng sôi cho thịt cua, nêm vừa gia vị, giảm nhỏ lửa cho sôi lăn tăn, xuống bột năng vào từ từ và đều tay, khuấy cho nước dùng hơi sánh, cảm giác hơi nặng tay là được. 

Xuống trứng chậm và đều tay, khuấy theo một chiều để trứng thành từng sợi. Cho một chút dầu vừng, mỡ tỏi cho thơm.

Múc súp cua ra bát, rắc tiêu và rau ngò thái nhuyễn lên ăn nóng. 

Chè hạt sen long nhãn

10:26 PM Add Comment
Chè hạt sen long nhãn là một món ngon dễ làm, rất thích hợp trong những ngày hè nắng nóng. Bí Ngô sẽ hướng dẫn các bạn cách làm món này theo hướng đơn giản nhất để các bạn có thể tự làm ở nhà để đãi bạn bè và người thân.

» Chè đỗ đen
»  Bột Lọc Khoai Lang Tím
» Chè nhân sâm hạt sen

NGUYÊN LIỆU

Hạt sen: 100 hạt
Nhãn lồng: 100 quả
Đường kính: 250 g
Nước hoa bưởi: 1 ml
 Món ăn ngon: Chè hạt sen long nhãn
Chè hạt sen long nhãn
xem thêm »

Điêu khắc trên củ quả

12:27 AM Add Comment
Thực ra Bí Ngô từng nấu ăn, và được học cắt tỉa rau củ quả. Mình cũng được nhìn một số thầy cô và đồng nghiệp tỉa rau củ quả, nhưng có thể tỉa như dưới này (theo mình gọi là điêu khắc trên củ quả mới phải ) thì cũng chưa thấy tận mắt bao giờ.

Cái này thì chắc chắn không dùng để ăn, cũng không dùng để bày lên bàn ăn mà ngắm đâu. Nó được làm để bày trong tủ kính để cho người ta tham quan, chụp ảnh mà thôi. Mấy cái này mình tin chắc là không dùng dao tỉa bình thường, mà phải có bộ đồ nghề riêng, giống như của mấy người chuyên điêu khắc các tác phẩm siêu nhỏ. Nói chung là tinh vi đến từng chi tiết.

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên quả Bí ngô

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên củ dền

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên củ cải trắng

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên quả dâu tây

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên quả dứa

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên quả dưa lưới

Món ăn ngon không dùng để ăn
Trên củ cà rốt

Hào đút lò

12:24 AM Add Comment
Hào là món ăn ngon ưa thích của nhiều người, nhất là những người mê hải sản. Hào chế biến được thành nhiều món như: hào sống mù tạt, hào nướng mỡ hành, hào sữa nấu cháo… Nhiều người thích hào sống mù tạt vì nó ngọt, giòn và mát như một miếng thạch. Tuy nhiên hào đút lò là một món ngon khó cưỡng, đặc biệt là ở mùi thơm quyến rũ, đặc trưng của hào tươi kết hợp với trứng và phô – mai.
 
Nguyên liệu:
Hào sống: 4 con
Phô mai: 10gr
Phô mai (hoặc bơ):  miếng nhỏ
Mỡ tỏi: 1 thìa cà phê
 Lòng đỏ trứng gà: 1 cái
Món ăn ngon với hào đút lò
Hột nêm: 1/2 thìa cà phê.

Cách làm:
Hào rửa sạch, dùng bàn chải cọ cho hết đất cát, tách bỏ một bên vỏ.

Đánh tan trứng gà, cho phô mai mỡ tỏi + bột nêm đánh tan (bạn có thể cho bơ, pho mai vào lò vi sóng hoặc đặt lên chảo, đun nóng cho chảy rồi mới trộn cùng các nguyên liệu khác). 

Cho hào lên nướng trên bếp than, tới khi vỏ hào nóng, hào ra nước và hơi khô thì cho hộn hợp trưng + pho mai + gia vị vừa làm trên vào. Nướng tiếp tới khi hỗn hợp khô là được.

Dùng nóng với rau răm, muối tiêu chanh.

*** Chúc các bạn thành công với món hào đút lò !

» Nghêu Thố

Món ăn ngon từ sâu

9:42 AM Add Comment
Món ăn ngon được chế biến từ sâu khá phổ biến ở Việt Nam và nhiều dân tộc trên thể giới. Một số loại phổ biến có thể kể tới như: rươi, sâu măng, sâu chít, sâu cát, sá sùng, đuông dừa…

» Món ăn ngon từ kiến
» Món ăn ngon từ côn trùng Việt Nam
» Liên Hợp Quốc kêu gọi nhân loại ăn côn trùng

Rươi
Rươi là một giống hải trùng có nhiều ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình... Về hình dáng, rươi trông gần giống đỉa lai rết bởi thân hình nhũn nhũn nhưng rất nhiều chân. Khi sống, rươi mềm mềm đủ mầu xanh, đỏ, vàng, xám vằn vện trong lớp nhớt quánh như hồ, sặc mùi tanh. Với hình dáng đó, nó không chỉ khiến trẻ em mà du khách cũng phải xanh mặt.

Món ăn ngon từ rươi
Những con rươi sống đủ sức làm xanh mặt người "yếu vía".
Thế nhưng, sau khi qua chế biến, kết hợp cùng một số nguyên phụ liệu khác, con rươi đáng sợ chuyển mình thành đặc sản thơm ngon khó quên với các món như chả rươi, rươi hấp, rươi xào củ niễng, rươi kho, mắm rươi, rươi khô, rươi đúc trứng...

Sâu măng
Sâu măng là loại sâu sống trên cây măng và là đặc sản của huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sâu măng to bằng đầu đũa, dài cỡ 2 đốt ngón tay. Sâu măng có màu trắng đục, thon dài. Không chỉ hấp dẫn ở vị ngọt, béo, đặc sản kinh dị này còn "lôi cuốn" thực khách ở hương thơm, vị giòn khó cưỡng.

Món ăn ngon từ sâu măng
Sâu măng có màu trắng đục, thon dài.
Cách săn sâu khá đơn giản, vào khoảng tháng 9, tháng 10, người săn sâu chỉ cần mang theo dao và giỏ đi một vòng quanh rừng nứa. Những bụi nứa có cây măng nào cao khoảng đầu người có biểu hiện héo ngọn, thân cong, mắt u thì hạ xuống, rồi đổ sâu trong ống nứa vào giỏ. Có nhiều cách chế biến sâu măng nhưng món ngon nhất, đơn giản và hấp dẫn là xào lá chanh.

Sâu chít
Sâu chít là côn trùng sống trong cây chít và là niềm tự hào về đặc sản đặc biệt địa phương của người dân Tây Bắc. Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, sâu chít được xưng tụng là “đông trùng hạ thảo của Việt Nam”.
Món ăn ngon từ sâu chít
"Đông trùng hạ thảo của Việt Nam"
Cách bắt sâu chít khá đơn giản. Người thu hái sẽ lựa chọn những cây chít có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa, chẻ đôi ngọn để moi sâu ra, thả vào chậu rượu nhạt để sâu không bị biến chất. Cách sử dụng phổ biến nhất của sâu chít là ngâm rượu, ngoài ra còn có thể sao khô, nấu cháo.

Sâu cát (sá sùng)
Gọi là sâu cát vì nó thường sống sâu trong cát và có hình dáng giống với loài giun, còn gọi là trùn biển, sá sùng. Sâu cát được tìm thấy nhiều ở vùng bờ biển Quảng Ninh, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn. Muốn bắt được sá sùng, bạn phải ra biển thật sớm, rồi lần theo hàng triệu vết bò ngoằn ngoèn đến hang và đào đào sâu từ 10 – 20 cm là có (gần trưa có lúc phải đào sâu tới 60 – 70 cm). Khi còn sống, trùn biển màu nâu đỏ có ánh bạc; con to dài khoảng 4 tấc, con nhỏ dài hơn 2 tấc; trên thân có nhiều bó cơ nên di chuyển linh hoạt.

Món ăn ngon từ sâu cat (sá sùng)
Sâu cát đã được sơ chế sạch...
Thoạt trông con trùn biển còn sống ngọ ngoậy trong thùng, chưa chắc ai dám ăn song sau khi qua chế biến như sá sùng xào với tỏi tươi, người dân vùng biển Hạ Long gọi là mồi xào hay rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau dấp cá, rau thơm và uống với bia thì ăn hoài không ngán. Nếu không thích các món sá sùng tươi sống, bạn có thể phơi khô rồi chế biến tùy ý.

Đuông
Đuông, ấu trùng của sâu, là một trong những đặc sản khó cưỡng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có hai loại đuông là đuông dừa và đuông chà là với kích thước và màu sắc khác nhau. Cách bắt đuông khá đơn giản, cứ thấy cây dừa nào héo ngọn, vàng lá chặt đi là sẽ tìm thấy đuông. Mỗi cây dừa/chà là như thế có hàng trăm con đuông.

Món ăn ngon từ đuông dừa
Đuông tắm nước mắm là cách thưởng thức cao nhất của đặc sản này.
Cách thưởng thức kinh dị nhất của đặc sản này là đuông sống tắm nước mắm - dành cho những tay sành ăn hay "kiên gan". Riêng với những người mới tập ăn hay "yếu vía", các món như đuông lăn bột chiên, đuông nướng, đuông luộc nước dừa, đuông hầm... là món tủ.

Nguồn: Những đặc sản sâu đầy 'ma lực' của ẩm thực Việt

Vẽ tranh bằng đồ ăn

11:04 AM Add Comment
Vẽ tranh bằng đồ ăn là một sở trường của Vivi Mac, nghệ sĩ người Pháp đã sử dụng các loại đồ ăn để tạo nên chân những người nổi tiếng thế giới.
Vivi Mac chưa từng học qua một trường đào tạo về nghệ thuật, nhưng cô có thể biến các loại đồ ăn thông thường như: sữa, đường, kẹo cao su… thành chất liệu để sáng tạo nên những bức tranh tuyệt đẹp. Vivi Mac đã từ học hỏi những kiến thức về nghệ thuật hội họa qua internet.

Lúc đầu Mac vẽ tranh trên giấy, nhưng sau đó cô nhận ra rằng đó chưa phải là tất cả những gì cô mong muốn. Sau đó cô chuyển sang vẽ tranh ký họa và body paiting (vẽ tranh trên cơ thể người). Cuối cùng cô cũng tìm ra sở thích mới đủ sức thỏa mãn đam mê sáng tạo và tạo nên sự khác biệt cho các tác phẩm của mình: vẽ tranh bằng đồ ăn.

Khay nhựa đựng thức ăn là nơi thể hiện các tác phẩm của Mac với nguyên liệu chính là sữa, cà phê, cùng với một ống nhựa dùng để tạo hinh.

Không phác họa trước, Mac vẽ theo cảm xúc, trí tưởng tượng của mình. Với những nét vẽ hết sức chuẩn xác, tinh tế, Vivi Mac dường như được sinh ra để trở thành một họa sĩ vẽ tranh trên đồ ăn.

» Tranh từ hoa quả và rau xanh
» Hộp cơm trưa Nhật Bản

Một số tác phẩm của Mac:

Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
 Chân dung Lý Tiểu Long bằng sữa

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Ca sĩ Ice Cube vẽ bằng đá và muối

Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Nhân vật Master Yoda được vẽ bằng kẹo cao su

Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
 Nàng Mona Lisa vẽ bằng nước xốt thịt

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Diễn viên Will Smith vẽ bằng sữa đặc

Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Mahatma Gandhi được vẽ bằng sữa socola

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Jack Sparrow vẽ bằng rượu rum

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Nam ca sĩ Eminem vẽ bằng mật ong

 Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Món ăn ngon được dùng để vẽ tranh
Michael Jackson vẽ bằng sữa tươi

Đường vào nghề bếp (phần 02): Nước, chanh và ớt

4:57 PM Add Comment
Sư phụ nghề bếp của tôi là một người to béo, khoảng 40 tuổi. Ông đón tôi tại nhà người bỏ mối hải sản và chở thẳng xuống nhà hàng mà ông đang đứng bếp. Đó là một nhà hàng lớn với bốn sảnh, một sảnh tiệc cưới, một sảnh sân vườn, một khu nhạc sống và một dãy phòng lạnh. Khu bếp được thiết kế sâu, phía trong cùng của nhà hàng, to và khá thoáng, có khu rửa riêng. Sư phụ tôi nói: “cho mày vào bếp lớn, nhiều việc, mau thành nghề”. 

Tôi chào khắp anh em một lượt, tám người cả thảy, nói chung trừ sư phụ tôi béo tốt còn thì tất cả đều có thể hình bình thường (trái với suy nghĩ của nhiều người, làm bếp nhất định phải to béo). Một người nhắm chạc cũng tầm tuổi tôi dẫn về phòng trọ gần đó để cất đồ. Tôi nhanh chóng đi theo và khi trở lại thì nhận được một cái nhìn từ đầu đến chân của sư phụ tôi, sau khi đưa ánh mắt từ chân ngược trở lại lên đầu tôi, ông mới cất tiếng: “Đủ mẻ…ẻ… ăn mặc dzầy sao làm mầy”. Một người, sau này tôi mới biết tên là Chín (do là con thứ 8) trong gia đình đỡ lời: “mặc đồ âu sao làm việc, về thay đồ đi”.

Lúc này tôi mới để ý mình vẫn mặc quần âu, áo sơ mi và đi giầy. Tôi vội về phòng trọ thay quần ngố, áo phông và giở đôi dép Lào được gói trong túi nilong ra, xỏ vội và chạy sang, đồng hồ chỉ 3 giờ. Sư phụ bảo một anh: “Nhớ, chỉ việc cho nó làm”. Người thanh niên tên Nhớ là một người có nước da giống vỏ quả cam sành và tóc thì xoắn như quả chôm chôm bảo tôi xách 2 cái thùng, mỗi thùng áng chừng 100 lít ra ngoài sân, xả nước gần đầy rồi cả hai khiêng vào bếp để gần chỗ mấy cái chảo thép.

Công việc tiếp theo là xắt chanh và ớt. Thường trong các nhà hàng, quán ăn, các loại nước chấm, muối chấm được pha trước. Chiều đến trong bếp cắt sẵn chanh và ớt để đưa ra cho phục vụ rắc luôn vào các chén và đĩa đựng nước chấm đã được chuẩn bị sẵn. Tối đến khi khách gọi món, đồ ra đến đâu thì phục vụ chỉ việc lấy loại nước chấm tương ứng mang ra đến đấy.

Trên một chiếc bàn lớn, phía trước gần chỗ đứng bếp của đầu bếp để trống, phần dưới là 2 cái thớt lớn, đường kính khoảng nửa mét, gỗ dầy 20 phân. Tôi được anh Nhớ lựa cho khoảng ba chục trái chanh và cũng tầm đó quả ớt sừng và thái mẫu cho vài quả. Nói chung công việc chẳng có gì phức tạp, chanh thì thái làm tư, nghĩa là cắt một miếng ở phần đít, rồi đặt xuống cắt ba miếng xung quanh, phần lõi có hột thì để lại, vắt lấy nước cho vào chai để tối nấu các loại lẩu chua. Còn ớt thì thái vát phần đầu, tới nửa qua thì cắt bỏ cuống, sau đó bổ ra bỏ hạt, thái chỉ phần thân quả ớt, ngâm nước để tối đờ-co (trang trí) dĩa đồ ăn. 

Nói chung vì làm lần đầu nên tôi không quen lắm, thái chậm, không đều, phạm vào hạt, may là còn chưa đứt tay. Chỉ tội là ớt sừng tuy không cay như ớt hiểm và ớt phở nhưng cũng làm cho nay tôi nóng, cảm giác cứ râm ran, rần rật. Ngoài sân anh Nhớ và mấy anh em khác tôi chưa biết tên đang sơ chế gà, vịt…

Món ăn ngon từ hơn với chanh và ớt
Bốn giờ, chúng tôi ăn cơm chiều, bởi vì tới năm giờ, năm rưỡi khách bắt đầu vào đông, và liên tục cho tới chín giờ. Sau khi ăn cơm xong tôi ra rửa mặt, bếp dù thoáng nhưng vẫn khá nóng, tôi vốc nước lên mặt, nước mát làm tôi dễ chịu. Tôi đang xoa tay khắp mặt thì… 

Oái…. nóng… Tất nhiên một kẻ mới vào nghề và thiếu hiểu biết như tôi không thể nhớ rằng: ớt cay với tay thì càng cay với mặt, da ở đây mỏng hơn, đặt biệt là mắt. Cuối cùng sau nửa tiếng thì tôi cũng mở được mắt, dù da mặt vẫn còn căng rát. Chú Chín - chảo chính nói: “số mày vẫn còn hên đó, thằng Nhớ vào trước mày ba tháng, hôm nó vào sau khi cắt ớt xong còn đi tiểu, lúc nó đi ra cứ vừa đi vừa nhảy vừa giật, tao nhìn là đoán ra ngay”, mấy anh em cùng cười ngất.

Vậy đó, bài học đầu tiên của tôi khi vào nghề bếp là xách nước, thái chanh và cắt ớt. Và phải lưu ý rằng cắt ớt xong không được rửa mặt, nhất là không được đi tiểu. Tiện đây cũng chia sẻ với các bạn một bí quyết nhỏ là nên cắt ớt trước rồi mới cắt tới chanh, sau đó thì rửa tay bằng nước cốt chanh (1 quả là đủ), sẽ không lo cay nữa. Những điều này thời gian sau tôi mới biết, chứ mấy ngày đầu thì vẫn bị ớt làm cho bỏng rát, nhất là kẽ móng tay.

Đường vào nghề bếp: (phần 01) Bỏ mối Hải sản

12:14 AM Add Comment

Ấy là một buổi chiều tháng 11, tôi không nhớ chính xác ngày nào, tôi nhập môn nghề bếp

Đó là một công việc mà bố tôi coi khinh, nhiều người coi khinh, nhưng có hề gì, quan trọng là tôi thích. Nghĩa là sau khi trượt đại học với một số điểm khá cao, tôi chán nản và cáu gắt, nhưng chưa suy sụp. Mẹ tôi chỉ biết buồn, bố tôi chỉ biết trách, còn tôi thì cười nhạt, chẳng có gì rõ rệt. 

Gì tôi, một người phụ nữ từng trải, tay trắng làm nên, có lẽ đoán được những điều sẽ tới nên mời tôi vào chơi nhà gì ở trong Gia Lai. Tôi phải tô đậm và in nghiêng chữ mời, bởi vì nó đúng là tôi được mời, nhưng sự thực thì gì tôi đã tính toán để kéo tôi ra khỏi sự suy sụp hoặc bất cần của chính bản thân mình trong tương lai gần. Điều ấy sau này tôi mới nghiệm ra.

Gi tôi có một cơ sở bỏ mối hải sản đông lạnh ở trong Gia Lai, nhập Hải sản đông lạnh từ Sài Gòn và bỏ cho các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh và cả Kon Tum. Ngày ấy mới có Sapa Na Uy, cá hồi, cá trứng Nhật Bản… rồi thì bọ cạp, dế cơm… đủ cả. Dân nhậu thích, đám cưới cũng chuộng nên việc làm ăn cũng khấm khá.

Chơi vài ngày thì chán, tôi bắt đầu phụ giúp gì trong công việc, đầu tiên là nghe điện thoại, đi giao hàng, thu tiền, tới nữa là lên kế hoạch nhập hàng, mở rộng các mối quan hệ làm ăn. Bên cạnh đó gì chỉnh sửa tôi trong lời ăn tiếng nói, cách suy nghĩ và ứng xử trong công việc, trong cuộc sống.

Học nghề bếp và làm món ăn ngon
Qua hơn một năm, khi tôi không còn chút áy náy gì về chuyện học và thi nữa, gì tôi hỏi: “Con muốn làm gì”. Rồi tất cả các công việc thu nhập khá của thời đó đều được gì tôi đưa ra: nhôm kính, sửa chữa điện thoại, sửa xe máy… Gì nói: “học nghề để biết, biết để kinh doanh”. Gì tôi thích kinh doanh, máu làm ăn nhưng phải gánh vác quá nhiều cho giang sơn nhà chồng, các anh chị em, cháu của chú tôi, lại xuất phát điểm từ hai bàn tay trắng nên dù cố thì kinh tế cũng chỉ là khá giả, chưa thể gọi là giàu. Gì tôi có lẽ vẫn còn chút gì đó chưa bằng long và muốn gửi gắm hy vọng vào tôi. Còn các em tôi (3 đứa), gì bảo: “tụi nó quen có chú gì lo mọi việc rồi, chưa bao giờ phải lo nghĩ, không làm được”.

Tôi nói với gì là thích nghề bếp, bởi vì tôi muốn mở nhà hàng, muốn kinh doanh hàng ăn. Sau hơn một năm kèm cặp, ngoài kiến thức, cách ứng xử, tôi nhiễm luôn máu kinh doanh của gì. Mà chắc là gì tôi cũng muốn thế. Gì bảo: “Con vô Sài Gòn, chịu khó học, về mình mở quán ăn, ngon rồi thì mở nhà hàng”.

Tôi bỏ hàng và quen với rất nhiều đầu bếp ở Gia Lai, nhưng tôi biết gì muốn tôi vô Sài Gòn vì thực phẩm từ đó chuyển về, văn hóa ẩm thựccũng bị ảnh hưởng một phần từ Sài Gòn. Vả lại cái tiếng học nghệ từ Sài Gòn nghe cũng oai. Nói thế chứ rồi các bạn sẽ thấy tôi học hành và làm nghề gian khổ như thế nào.

Hai tháng sau, thông qua sự giới thiệu của một mối bỏ hàng hải sản trong Sài Gòn, tôi quen một bếp trưởng, chính là sư phụ của tôi sau này. Ông đồng ý nhận tôi, ba tháng đàu học việc không lương. Tôi gật đầu, vì nghề bếp bao ăn ở, tiền tiêu vặt thì trước khi đi gì đã lập cho tôi cái thẻ ATM và gửi vào đó một triệu, ấy cũng là năm đầu tiên thẻ này xuất hiện. Vậy ra tôi cũng là một phụ bếp ra dáng lắm.

Tạm biệt phố núi tôi bắt đầu con đường học nghề, một đam mê, một thử thách, một công việc: nghề bếp.

Cơm chiên cá mặn

9:55 AM Add Comment
Cá chéc là loại thích hợp nhất để làm Cơm chiên cá mặn. Cá ngon thì phải uớt, mểm mại, dẻo, thịt màu hồng, da cá màu xám ánh xanh. Cá mặn nói chung khá mặn, nên khi chiên cơm cá mặn ta chỉ cần 1 miếng nhỏ, không nêm muối mà chỉ nêm bột ngọt và chút hạt nêm thôi.

» Cơm chiên Dương Châu
» Cơm cháy nồi đồng

Món ăn ngon: Cơm chiên cá mặn
Cá Chéc
Nguyên liệu:
-  Khô  cá thu hoặc cá chéc: 200 g
- Thịt gà nạc: 200 g
- Cơm nguội: 1 tô lớn
- Bắp cải: 200 g
- Đậu đũa hoặc đậu cô ve: 100 g
-  Dầu ăn: 4 thìa
Gia vị: mì chính, hạt nêm, xì dầu, tiêu, tỏi băm
Rau mùi.
Món ăn ngon: Cơm chiên cá mặn
Một đĩa cơm chiên cá mặn
Cách làm:
- Các chéc thái hạt lựu nhỏ
- Với khô cá thu các bạn rửa sạch, ngâm qua đêm, hoặc ngâm trong nước sôi cho mau được. Khi khô cá đã mềm thì xé thành từng thịt, để ráo.

- Thịt gà nạc rửa sạch, thái hạt lựu, trần qua nước sôi, vớt ra để ráo, ướp tiêu và tỏi băm.

- Bắp cải rửa sạch, dung dao bào bào mỏng.

- Cơm nguội dùng để chiên cơm là loại hơi khô hơn cơm thường một chút để khi chiên không bị dích, hạt cơm giòn dai.

- Bắc chảo lên bếp, phi dầu và tỏi thơm vàng, rồi cho cá khô vào đảo, cho đậu đũa, thịt gà vào đảo cùng, tiếp theo cho cơm vào chiên cùng. Nêm ½ thìa mì chính, một thìa cà phê hạt nêm, chiên tới khi cơm nóng, gia vị tan và thấm đều.  Sau cùng là cho bắp cải cắt sợi, vài giọt xì dầu, đảo đều, cho ra đĩa, rắc tiêu, mùi ăn nóng.

Cầu kì hơn bạn có thể cho bắp cải vào một nồi đất, để trên bếp nhỏ lửa cho nồi đất nóng, tới khi cơm chiên được thì đổ sang nồi đất, vặn to lửa. Làm như thế bắp cải và cá khô sẽ hòa với nhau thành một mùi rất đặc trưng của cơm chiên cá mặn, cơm có thể giữ nóng được lâu.

Món ăn ngon: Cơm chiên cá mặn
Cơm chiên cá mặn khi cho vào thố đất

Ẩm thực Trung Hoa

9:58 AM Add Comment
Người Việt Nam có câu: ăn cơm Tầu…, tức thưởng thức món ăn ngon của Trung Hoa, sẽ cảm nhận được nhiều thú vị. Các nhà nghiên cứu ẩm thực Trung Quốc, qua phân tích những đặc điểm địa phương, cách thức chế biến, khẩu vị và nhiều yếu tố khác trên toàn đất Trung Quốc đã phân ẩm thực thành 8 trường phái lớn, ngắn gọn có thể gọi là “bếp” gồm: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy.

Bắc Kinh không được tách thành trường phái riêng bởi lẽ ẩm thực thủ đô bao gồm trong đó tất cả các trường phái ẩm thực Trung Quốc. Gần đây người ta chú ý tới bếp Hồ Bắc với những thực đơn giàu gia vị từ các món cá sông, vì vậy nếu tính cả trường phái ẩm thực thủ đô và Hồ Bắc thì Trung Quốc có tất cả 10 trường phái ẩm thực chính, mà mỗi trường phái đều có khẩu vị độc đáo và phương thức chế biến có một không hai của mình.

Người Trung Quốc đã hình tượng hoá các trường phái ẩm thực của mình một cách nghệ thuật, ví trường phái ẩm thực Giang Tô và Chiết Giang như một người đẹp phương Nam ẩm thực Sơn Đông và An Huy giống một chàng trai khoẻ mạnh, kiệm lời ẩm thực Quảng Đông và Phúc Kiến là một thanh niên lãng mạn; ẩm thực Tứ Xuyên và Hồ Nam lại là nhà bác học nhà bách khoa thư.

Món ăn ngon của Ẩm thực Trung Hoa

Đứng đầu tám trường phái ẩm thực Trung Hoa là những món ăn Sơn Đông. Dưới ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử, văn hoá, địa lý, kinh tế và những phong tục địa phương của bán đảo Sơn Đông, trường phái ẩm thực mang tên gọi của bán đảo này đã ra đời và phát triển.

Tỉnh Sơn Đông là một trong những nôi văn hoá Trung Hoa cổ đại. Tỉnh này nằm phía hạ lưu sông Hoàng Hà. Tại đây khí hậu ấm áp, sóng biển vịnh Bột Hải và Hoàng Hải quanh năm ôm ấp bán đảo này. Núi ở Sơn Đông cao chất ngất, nhiều con sông dài chảy xiết, đất đai phì nhiêu. Tỉnh Sơn Đông nổi tiếng là vựa lúa mì của Trung Quốc, rau quả ở Sơn Đông đa dạng và chất lượng cao.

Trường phái Quảng Đông cấu thành từ 3 truyền thống nấu bếp là Quảng Châu, Triều Châu và Đông Giang. Bếp Quảng Châu rất nổi tiếng và phong phú về thành phần, cách chế biến thì tinh tế và phức tạp. Vì thế bếp Quảng Châu đứng đầu trong trường phái Quảng Đông. Các món ăn Quảng Châu có hương vị dịu nhẹ.

Các món ăn mùa hè mang nặng tính chất bồi bổ sức khoẻ. Bếp Triều Châu và Đông Giang không nổi tiếng bằng bếp Quảng Châu nhưng vẫn mang phong cách riêng của mình.

Bếp Tứ Xuyên từng nổi tiếng trong lịch sử. Các vương triều Trung Hoa cổ đại như Ba và Shu, nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên đã từng nổi tiếng về cá, muối, chè, mật ong và hoa quả. Khẩu vị chính của bếp Tứ Xuyên là mặn cay. Trường phái ẩm thực này ra đời vào thời Trung Quốc bắt đầu thống nhất vào thế kỷ III trước Công nguyên cho tới thời Tam Quốc, thế kỷ III sau Công nguyên. Nhiều hiện vật khảo cổ tìm thấy liên quan đến ẩm thực như bát đĩa bằng gốm và đồng, nhiều dụng cụ nấu bếp.

Truyền thống ẩm thực Hồ Nam được phân thành bếp lưu vực Hương Giang, bếp khu vực hồ Động Đình và bếp miền núi Hồ Nam. Bếp Hương Giang là đại diện tiêu biểu của trường phái ẩm thực Hồ Nam. Đặc điểm của bếp này là món ăn có nhiều thành phần và cách chế biến rất tinh tế. Khẩu vị cơ bản của bếp này là nhiều chất béo, đặc, chua- cay, hương vị thơm và nhẹ nhàng. Đặc điểm khác nữa là giá rẻ và mọi người đều có thể thưởng thức.

Truyền thống ẩm thực Hồ Nam được hình thành từ thời nhà Hán (năm 206 trước CN đến năm 221 sau CN) nên không có gì ngạc nhiên là những thực đơn và nghệ thuật nấu nướng của các đầu bếp Hồ Nam đã được kiểm nghiệm qua 2000 năm và được nâng lên tới mức hoàn thiện.

Bếp Phúc Kiến đặc biệt bởi sự tinh tế về thực đơn và sự chuẩn bị công phu. Một số thành phần được chế biến theo cách đặc biệt, thí dụ củ cải ở Phúc Kiến thường được thái lát rất mỏng như tờ giấy để dễ dàng trộn với nước xốt. Bếp Phúc Kiến được hình thành trên cơ sở các bếp của nhiều thành phố như Phúc Châu, Hoan Châu và Hạ Môn. Đồ biển là nguyên liệu chính .

Phở cuốn Hà Nội

2:22 PM Add Comment
Phở cuốn: một người anh em trong họ hàng nhà phở. Món này ngon, ăn vào mùa hè rất hợp. Có điều Bí Ngô thuộc dạng lười và hơi thiếu kiên nhẫn nên với mấy món cuốn thường ra quán hơn là tự làm ở nhà. 

 Ở công ty, buổi trưa thình thoảng vẫn ra Ngũ Xá mua về ăn, thường thì gọi một phần phở xào giòn (50 – 70k) và 2 đĩa phở cuốn. Nói chung họ cuốn chuyên nghiệp rồi nên cuốn phở rất vừa ăn chứ không bự tổ chảng như của mình.

Món ăn ngon với Phở cuốn Hà Nội
Phở cuốn Hà Nội
Nguyên liệu:
- Bánh phở tươi chưa thái: - 300g
-  Thịt bò mềm: 500g
- Hành tây: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Xà lách, rau mùi và rau thơm
- Gia vị: mì chính, tiêu, hạt nêm, đường.
- Nước chấm: gồm tỏi băm, ớt, chanh, su hào, cà rốt, tương ớt.
Món ăn ngon: Phở cuốn Hà Nội
Một thoáng tính khôi với Phở cuốn
Cách làm:

 - Tỏi đập dập, để một ít pha mắm, còn để xào với thịt bò.

- Thịt bò thái miếng mỏng, ướp với gia vị, tỏi và một chút dầu ăn để thịt bò mềm (có thể cho thêm chút dầu hào).

- Hành tây thái mỏng

- Rau sống rửa sạch.

- Bắc chảo lên bếp, đun nóng chảo, cho dầu ăn và tỏi vào phi vàng, cho thịt bò và hành tây vào xào chín tới, chú ý để lửa to và đảo nhanh tay, cho thịt bò ra đĩa, rắc tiêu.

- Trải bánh phở ra đĩa, cho rau, thịt bò vào và cuốn như cuốn nem.

*** Nước chấm: pha một bát nước chấm vừa chua – cay – mặn – ngọt, cho tỏi, ớt, rau mùi thái nhỏ, cũng với su hào + cà rốt thái mỏng; rắc thêm chút tiêu cho thơm.

Vây là bạn đã hoàn thành món Phở cuốn Hà Nội đúng điệu rồi, măm thôi!

 Xem thêm: Phở xào mềm

Phở xào mềm

5:23 PM Add Comment
Phở xào mềm: nên dùng bò file, thăn bò là ngon nhất. Bạn nào thích giòn dai, có thể dùng thịt bắp bò. Thịt bắp hơi khó thái, mà nếu không thái mỏng thì ăn sẽ dai. Các bạn có thể cho bắp vào ngăn đá tủ lạnh, để hơi cứng rồi thái, lúc ấy sẽ dễ dàng hơn. 

Nguyên liệu:
Bánh phở: 400 g
Dầu ăn: 100 g
Hành tây: 100 g
Tim, bầu dục: 200 g
Cần, tỏi tây: 100 g
Cà chua: 150 g

Mộc nhĩ, hành hoa, cà rốt, đu đủ xanh, xà lách, rau thơm, mùi, hành tỏi khô, dấm, đường, chanh, ớt, nước mắm, muối, hạt tiêu, mì chính, xì dầu, gừng, bột đao, tương ớt, rau cải trắng.

Món ăn ngon: phở xào mềm
Cách làm:  
Bánh phở gỡ tơi, ướp mì chính, xì dầu. Tim, bầu dục, thái mỏng to bản, ướp hạt tiêu, mì chính, muối, hành tỏi khô, gừng.

Hành tây, cà chua bổ miếng cau. Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái miếng hình chữ nhật, đu đủ, cà rốt cắt tỉa làm dưa góp. Rau cải trắng cắt khúc 3 cm.

Phi thơm hành, mỡ, cho bánh phở vào xào xém cạnh, xúc ra đĩa. Cho tiếp mỡ vào chảo phi thơm hành tỏi xào tim bầu dục chín tới để riêng, tiếp tục xào các nguyên liệu còn lại, nêm mắm, muối, hạt tiêu, mì chính vừa ăn, cho thêm một môi nước dùng ngon, xuống bột đao đảo đều bắc xuống. Dùng đĩa sâu lòng xếp xà lách xung quanh, giữa để phở, trên bày tim bầu dục và các nguyên liệu, sốt dội lên trên, rắc hạt tiêu, rau mùi ăn nóng. Trên bày sẵn một bát nước chấm có sẵn đu đủ, cà rốt làm dưa góp để ăn kèm.

Xem thêm: Phở xào giòn
                 Phở cuốn Hà Nội 

Cách chọn gà ngon.

1:49 PM Add Comment
Cùng với bò và lợn, gà là loài vật được con người sử dụng làm thực phẩm từ rất sớm. Thịt gà rất tốt cho sức khỏe,  gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngonnhư: gà hấp, gà nấu la-gu, rô-ti, hoặc thịt gà nầu cà ri...

Khi mua nên chọn những con khỏe mạnh, lông màu sáng bóng, mào đỏ tươi, chân thẳng nhẵn, ức đầy và không ướt ở phần hậu môn
 
Chọn những  con gà “bánh tẻ”, không quá già hoặc non quá. Gà ngon nhất là chọn gà mái tơ, tức gà gần đẻ, những con gà này lườn to, mào đỏ, hậu môn nhỏ và không ướt. Hoặc chọn những con gà lông mượt, chân cò màu vàng và nhỏ, mỏ phải nhọn, da có màu vàng, lườn đầy, xách nặng tay. 

Gà mái già: Mới ấp xong, màu xám, lông lùi xùi, da trắng xám, nhăn nheo, hậu môn to, loại gà này ăn không ngon. 

Gà trống hoa: là những con chưa có cựa, lông mượt, màu sẫm sặc sỡ, chọn những con khoảng trên 1,5 kg thì ăn rất ngon, thịt mềm nhưng giòn, ngọt, thơm. Gà trống hoa già ăn không ngon.

Gà trống thiến: Dùng chế biến món gì cũng ngon, nhưng phải chọn con mào đỏ, chân đỏ, nặng ít nhất phải 2,5 kg trở lên thì thịt mới ngon.

Món ăn ngon từ thịt gà

Kinh nghiệm chọn rau củ quả

6:59 PM Add Comment
Nấu ăn là một công việc thật thú ví. Ai cũng có thể nấu ăn, nhưng để làm được món ăn ngon thì không phải việc đơn giản, dễ dàng.
 
Việc làm một món ăn ngon không phải chỉ ở trong bếp, với sự phối kết hợp các nguyên vật liệu, các loại gia vị. Trên thực tế, việc làm chế biến món ăn bắt đầu từ khâu xách làn đi chợ (hic, dù ngày nay các bà các cô toàn đi người không và xách tui ni-long về). Việc chọn được nguyên liệu tươi ngon, phù hợp với mục đích chế biến là một khâu quan trọng, thể khả năng, kĩ thuật của người nghệ sĩ – đầu bếp.

» Cách chọn gà ngon 
» Sổ tay nội trợ
» Mẹo nhà bếp

Bí Ngô sẽ hướng dẫn các bạn một số kinh nghiệm lựa chọn rau củ quả ngon.

Món ăn ngon từ rau củ quả
Rau dút: Chọn rau xanh, tươi, non, bọt xốp trắng đến tận ngọn rau.

Rau ngót: Chọn loại rau lá nhỏ và mỏng, non, có màu xanh tươi.

Rau mùng tơi: Chọn loại rau lá nhỏ xanh biếc, bóng, không dập nát hoặc sâu. Không chọn loại lá to và dầy.

Hoa thiên lý: Chọn loại hoa còn nhiều búp nụ, nguyên chùm, màu xanh tươi, không chọn chùm hoa đã nở gần hết.

Cà tím: Chọn quả có màu tím bóng, sáng màu, núm cà to, cầm quả cà nhẹ tay, tròn đều không sâu, dập. Quả cà núm nhỏ, nặng tay là cà già.

Đậu đũa: Chọn những quả tươi non trong mỡ màng, có màu xanh sáng, không chọn những quả đã nổi rõ hạt, xốp. Đặc biệt, đậu đũa đã bị ôi, héo thì ăn sẽ bị dai và không thơm.

Bí đỏ: Chọn quả bí già, múi to, vỏ vàng, cứng, thịt dầy có màu da cam sẫm , viện ngoài có màu xanh, ăn rất bùi, thơm và ngọt.

Quả mướp: Chọn quả mướp thuôn tròn đều, vỏ mỏng, còn phấn màu xanh tươi, vẫn còn núm hoa, cầm nặng tay là mướp non. Không chọn quả có màu da cam sẫm, trơn và cứng sẽ già.

Mướp đắng: Chọn quả to vừa, gai nổi đềum tươi xanh bóng, không chọn những quả gai nhỏ chi chít ăn sẽ bị đắng nhiều.

Chanh: Chọn quả tươi, vỏ mỏng, mọng, bóng sẽ nhiều nước. Chanh quả sần, hoặc héo ít nước và đắng.

Măng củ tươi: Chọn củ măng bấm mềm tay, không sơ, thớ măng nhỏ mịn, có màu vàng sáng và mùi đặc trưng.

Văn chương ẩm thực, còn đâu một thời vang bóng?

10:01 PM Add Comment
Món ăn ngon - Cũng đã từ rất lâu rồi, độc giả không còn thấy lại sự xuất hiện của những cây bút viết hay và viết dài hơi về ẩm thực. Không ít người chú tâm tìm hiểu, khám phá những cái hay, cái đẹp của ẩm thực dù những giá trị vẫn còn bất biến.

Đã có một thời, những trang văn hay về ẩm thực ở các vùng miền của Việt Nam làm độc giả say mê không kém các kiệt tác văn học kinh điển. Trong từng món ngon được thuật kể về cách chế biến, hương vị, cảm xúc thưởng thức, độc giả cảm giác như được nếm trải cả vị ngon lẫn phong vị rất riêng của mỗi câu chuyện. Những Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn, Vũ Bằng, Tô Hoài... đã làm sống dậy ẩm thực phố phường qua những trang văn tinh tế, đẹp đẽ. Những trang viết không chỉ là kiến thức thường thức về chế biến mà còn chuyển tải những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, bản quán, con người.

Văn chương ẩm thực, còn đâu một thời vang bóng?
Văn chương ẩm thực

Trước những cây bút kỳ tài về văn hóa ẩm thực nói trên, những bậc trí thức như Phạm Đình Hổ, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Văn Vĩnh cũng để lại những trang viết đẹp về ẩm thực. Chất chứa trong đó là tình yêu, sự gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở. Cũng nhờ những trang viết này, đặc sản ba miền được biết đến bằng một cách hết sức văn minh, tinh tế, khơi gợi trí tò mò cũng như làm đẹp hơn những nét đẹp khó lẫn trong thưởng thức của từng vùng miền.

Dấu ấn của cây bút đề cập đến ẩm thực thành công trong từng trang viết về ẩm thực khiến tên tuổi của họ trở thành thương hiệu nổi tiếng và bền vững. Như vậy, cùng với những đề tài khác, ẩm thực trở thành một đề tài khai thác không kém phần cao sang, quý phái. Kết hợp với những cách quảng cáo tự nhiên, dân dã của ca dao, tục ngữ xưa, ẩm thực trong văn chương đã trở thành món ngon của rất nhiều người.

Mảnh đất bỏ hoang?

Một thực tế là hầu hết những tờ báo hiện nay đều dành đất cho mục ẩm thực và được độc giả quan tâm. Tuy nhiên, vin vào cớ này, việc đăng ồ ạt những tản văn về ẩm thực thiếu cảm xúc và yếu tố mới lạ phần nào gây nhàm chán, cảm giác công nghiệp, thiếu bản sắc.

Chúng ta rất dễ thấy văn chương ẩm thực đang bị đánh đồng với những cuốn sách dạy về kỹ thuật chế biến món ăn, các cẩm nang giới thiệu về ẩm thực các vùng miền. Đứng về phương diện nội dung, đề tài, những cuốn sách này cung cấp một lượng kiến thức phong phú về các món ăn ngon, rất bổ ích cho những người thích tìm hiểu về bản sắc ẩm thực nhưng hoàn toàn không phải là văn chương ẩm thực. Chúng ta khó tìm thấy ở đấy niềm hân hoan khi được thưởng thức một món ăn ngon, những thủ thuật, bí quyết rất nhỏ, rất riêng được mô tả bằng ngòi bút thi vị, đặc sắc.

Một điều khá ngược đời là trong khi một bộ phận những người nước ngoài thể hiện niềm yêu thích với các món ăn của Việt Nam, thậm chí viết về chủ đề này khá hấp dẫn thì các cây bút trong nước dường như đang mất đi niềm hứng khởi đối với đề tài này. Khi mà sự thưởng thức đã trở thành một lẽ ngẫu nhiên, các món ăn ngoại nhập xuất hiện nhiều hơn trong lựa chọn ẩm thực, niềm say mê khám phá và bày tỏ cảm xúc đối với ẩm thực quê hương cũng có phần giảm sút.

Thật khó để lý giải vì sao những trang viết ẩm thực lại có một mãnh lực lớn như vậy với độc giả nhưng lại quá dễ dàng để thấy được sự hời hợt của những cây bút hiện đại đối với một đề tài thuần Việt và sâu sắc. Không phải không có những cây bút thử sức với đề tài này, vấn đề nằm ở chỗ hiểu biết về văn hóa, cảm thụ về giá trị của văn hóa trong từng món đồ ăn thức uống dân gian còn quá non trẻ. Chính yếu tố này đã cản trở các trang viết để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

Viết về ẩm thực thành công là khi khiến độc giả dậy lên niềm ham muốn được thưởng thức món ăn nhờ được sống trong không khí văn chương thi vị, chuẩn xác. Tác giả phải truyền được niềm say mê đối với ẩm thực đến với độc giả chính bởi sự hiểu biết, trải nghiệm có thật. Có như vậy mới hi vọng tạo được dấu ấn của bản thân với các trang viết về thú thưởng thức của ngon vật lạ.

Ngữ Nam

Ớt xanh nhồi cá thác lác

7:44 PM Add Comment
Ớt xanh nhồi cá thác lác với nguyên liệu chính là cá thác lác - một loại thực phẩm "hiền và lành" kết hợp với ớt xanh sẽ tạo cho bạn một món ăn ngon lạ miệng.

Nguyên liệu:
Ớt xanh to đều:  4 quả
Thịt cá thác lác: 500 g
Rau cải xoong: 300 g
Hành củ khô: 15 g
Hành lá: 10 g
Dầu ăn, muối, hạt tiêu

Món ăn ngon với Ớt xanh nhồi cá thác lác
Cách làm:
Ớt bổ làm đôi, bỏ cuống, bỏ hạt.

Thịt cá thác lác cho vào tô, cho thêm chút dầu ăn, muối, hạt tiêu, hành khô thái nhỏ, trộn đều.

Múc cá nhồi vào ớt cho đều, chặt.

Lấy chảo bằng đáy, cho chút dầu ăn vào đun nóng vừa. Cho cá vào chiên (úp mặt thịt xuống trước). Chiên nhỏ lửa cho cá chín vàng, vớt ra, bày vào đĩa, ăn nóng.

» Cà chua nhồi thịt rán